Tê bì chân tay sau sinh mổ khắc phục bằng cách nào?

Hiện tượng tê chân tay sau sinh mổ thường phổ biến đối với sản phụ ngoài 30 tuổi. Tình trạng này nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.  Vậy mẹ bị tê bì chân tay sau sinh mổ làm thế nào để cải thiện? Cùng tìm hiểu cách chăm sóc sau sinh tại nhà dưới đây để mẹ sớm khắc phục.

Dấu hiệu tê chân tay sau sinh mổ

Triệu chứng tê chân tay ở nữ giới sau sinh mổcó thể chỉ xuất hiện đơn thuần hoặc kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác như:
Tê buốt chân tay, cảm giác châm chích: triệu chứng điển hình của tê bì chân tay là cảm giác đau buốt, châm chích như kiến bò. Tình trạng này kéo dài các cơn đau từ tay, chân sẽ lan nhanh sang các vùng lân cận như đùi, mông, cẳng tay, cẳng chân. Đôi khi sẽ bị chuột rút, ngứa rát khó chịu và tê buốt dọc cánh tay.
Nổi gân xanh, mạch máu: tê chân tay thường kèm theo hiện tượng nổi mạch máu và gân xanh dưới da, hơn nữa có thể xuất hiện cảm giác bất chợt bị tê lạnh tay chân.
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: cảm giác tê bì tay chân sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ bị ảnh hưởng, mất ngủ hoặc bất chợt tỉnh giấc giữa đêm, do đó sức khỏe của mẹ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Mất cảm giác ở ngón chân, ngón tay: tê tay chân khiến mẹ bị mất đi cảm giác ở các chi, các mô cơ không còn vận động linh hoạt nữa, nguy hiểm hơn nữa là hiện tượng teo nhỏ các bắp thịt ở bàn tay, bàn chân. Thậm chí lâu ngày còn mất đi cảm giác cầm nắm đồ vật.
Xem thêm: thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ lợi sữa

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị tê chân tay sau sinh mổ?

Sau quá trình sinh nở, các mẹ đều gặp hiện tượng tê tay, tê chân. Tình trạng này diễn ra thường xuyên do bệnh lý, cụ thể:
Khớp dịch chuyển: mẹ khi mang thai các hormone nội tiết sẽ thay đổi, hormone relaxin có thể nới lỏng các khớp giúp xương chậu của mẹ mở rộng hơn, tuy nhiên, hormone này cũng có thể khiến mẹ sau sinh di chuyển kém linh hoạt hơn, các dây thần kinh dễ bị chèn ép dẫn đến cảm giác tê bì chân tay.
Huyết áp thấp: tình trạng này khiến lưu lượng máu đưa đến các chi bị giảm, mô không nhận được lượng máu cần thiết trong thời gian dài sẽ tác động lên dây thần kinh bằng cảm giác tê bì chân tay, ngứa râm ran.
Hội chứng ống cổ tay: thường gặp ở mẹ bầu và mẹ sau sinh bởi chất lỏng tích tụ ở các mô cổ tay, cổ chân khiến các dây thần kinh chạy xuống bàn tay và ngón tay bị chèn ép gây tê chân tay.
Ngồi sai tư thế: mẹ sau sinh thường phải nằm nghiêng hoặc ngồi rất lâu khi cho con bú, điều này khiến các mạch máu và các dây thần kinh của mẹ bị chèn ép ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu đến các chi.
Thiếu chất dinh dưỡng: quá trình vượt cạn khiến mẹ dễ bị thiếu các vi chất, thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm xương khớp bị suy yếu, tăng nguy cơ loãng xương, gai xương,…gây chèn ép, tổn thương các mạch máu và các dây thần kinh dẫn đến tê tay chân. Ngoài ra, mẹ bị thiếu hụt magie, vitamin B12, vitamin B6,… cũng có khả năng khiến chân tay bị tê nhức.
Xem thêm: thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu

Khi gặp tình trạng tê chân sau sinh mổ cần phải làm sao?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của các mẹ bị tê bì chân tay. Trong bữa ăn, các mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu chứa các thành phần như:
Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B: yến mạch, sữa chua, ngũ cốc nguyên cám, rau lá màu xanh đậm,…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D, K: thường có trong các loại tôm, các loại rau xanh, cá, nấm,…
Thực phẩm giàu canxi: các chế phẩm từ sữa và sữa, các loại cá hồi, cá mòi, cá ngừ,…
Các loại rau màu xanh lá đậm: rau đây, rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ,…sẽ tốt cho xương và ngăn ngừa tình trạng tê chân sau sinh.
Thực phẩm giàu magie: các loại bơ đậu phộng, socola đen, bơ, các loại hạt,… Những người đang gặp tình trạng thiếu magie B6 nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu magie B6 và uống viên bổ sung phù hợp.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần có chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế ăn những thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt, thực phẩm có tính acid, đồ uống chứa gas, chứa cồn,…
Đối với nguyên nhân bệnh lý, mẹ sau sinh cần phải đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Chúc mẹ phục hồi sau sinh tốt, chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện!