Bà đẻ sau sinh ăn thanh long được không?

Thanh long được biết đến là một loại trái cây thanh mát mẹ có thể ăn sau khi sinh. Nhưng nếu không chú ý mẹ có thể gây hại cho mình và bé. Vậy mẹ sau sinh ăn thanh long được không? Những lợi ích cho mẹ khi ăn thanh long là gì? Và mẹ cần chú ý gì khi ăn thanh long?
Xem thêm: viên sắt chela ferr forte ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Sinh xong có ăn thanh long được không?

Có, mẹ sau sinh thường hay sinh mổ hoàn toàn có thể ăn thanh long để cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng như kali, vitamin C, vitamin A, sắt, canxi, vitamin B1, B2… giúp tăng miễn dịch, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, kích thích tiết nhiều sữa cho con bú, đồng thời làm đẹp da, ngăn ngừa ung thư, phục hồi sức khỏe sau sinh nở cực kỳ hiệu quả. Cụ thể như sau:
Cung cấp nước và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng nước và chất xơ cử thanh long cao giúp mẹ phòng tránh táo bón sau sinh, đặc biệt là với mẹ sinh mổ hay sử dụng thuốc giảm đau.
Giúp làm lành vết mổ, tăng cường đề kháng: Ăn thanh long giúp bổ sung thêm vitamin C, hỗ trợ làm lành vết thương, trong khi các chất chống oxy hóa có trong thanh long giúp làm giảm viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Không ảnh hưởng đến sữa mẹ: Ăn thanh long không làm mất sữa mẹ hay ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Ăn thanh long mẹ vẫn cho bé bú bình thường.
Giúp đẹp da, chống lão hóa: Các chất chống oxy hóa trong thanh long giúp cải thiện làn da, giúp làm giảm sạm nám sau sinh, chống lão hóa sớm.
Xem thêm: thuốc canxi sau sinh cho con bú ngừa đau nhức tê bì chân tay


Mẹ sau sinh cần lưu ý điều gì khi ăn thanh long?

Mặc dù thanh long mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Thời điểm và lượng ăn hợp lý
Không nên ăn ngay sau sinh: Mẹ không nên ăn thanh long ngay sau sinh đặc biệt là trong 7-10 ngày đầu sau sinh mổ, khi hệ tiêu hóa còn yếu. Hãy đợi đến khi mẹ đi ngoài tốt, không đau bụng hoặc đầy hơi mới nên bắt đầu ăn thanh long với lượng nhỏ.
Thời điểm lý tưởng: Nên ăn thanh long vào buổi sáng hoặc giữa buổi chiều, khi bụng không quá đói hoặc quá no.
Liều lượng phù hợp: Mẹ chỉ nên ăn khoảng 100-150gr thanh long/lần và không nên ăn quá 3 lần/tuần để tránh bị lạnh bụng.
Hướng dẫn cách chọn và sơ chế thanh long
Chọn quả thanh long chín tự nhiên, vỏ còn nguyên, không bị mềm nhũn hay dập nát.
Ưu tiên ăn thanh long ruột đỏ nếu mẹ muốn bổ sung thêm chất chống oxy hóa, nhưng nếu muốn nhẹ bụng hơn thì mẹ hãy ăn thanh long ruột trắng.
Rửa sạch vỏ, gọt sát phần thịt quả để loại bỏ vi khuẩn, không để thừa lớp vỏ sát ruột vì có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu.
Thanh long nên để ở nhiệt độ phòng, nếu lấy thanh long từ tủ lạnh thì mẹ cần để ra ngoài ít nhất 20 phút trước khi ăn.
Xem thêm: Review canxi Chela Calcium D3 cho mẹ sau sinh

Gợi ý những món ngon cho mẹ sau sinh

Thanh long là loại trái cây ngon và có nhiều dinh dưỡng. Mẹ bỉm có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác để tạo ra các món ngon. Như vậy mẹ sẽ không cảm thấy ngán và ngon miệng hơn. Dưới đây là một số gợi ý để các mẹ tham khảo:
Thanh long tươi cắt miếng: Gọt vỏ thanh long và cắt miếng nhỏ vừa ăn. Mẹ có thể thêm chút hạt chia để tăng chất xơ và Omega-3
Sinh tố thanh long chuối: Chỉ cần thêm 1/2 quả thanh long và 1/2 quả chuối, thêm chút sữa và xay nhuyễn là mẹ đã có bữa phụ dinh dưỡng tuyệt vời trong ngày.
Sữa chua thanh long: Thanh long cắt nhỏ hạt lựu, trộn cùng sữa chua không đường giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm đẹp da cho mẹ bỉm sữa.
Thanh long dầm yến mạch: Dùng thanh long chín xay mịn, trộn với yến mạch ngâm mềm, thêm chút hạt chia là mẹ đã có món ngon cho bữa sáng đủ chất.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ quả thanh long, mẹ bỉm đừng quên tăng cường thêm các thực phẩm đa dạng khác để bồi bổ cơ thể sau sinh, đồng thời duy trì bổ sung thuốc sắt cho mẹ sau sinh sẽ giúp phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả, hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh tốt nhất!
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề sau khi sinh ăn thanh long. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các mẹ hiểu rõ hơn về công dụng của quả thanh long đối với mẹ bỉm sữa sau khi sinh.