Các mẹ ơi – Đâu là tư thế cho con bú sau sinh mổ đúng cách?

Cho con bú mẹ luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy bối rối, nhất là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Vậy, với mẹ sau sinh mổ đâu là tư thế cho con bú đúng cách?
>> Xem thêm: Cách massage sau sinh giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả!
Tư thế ôm nôi – Tư thế cho con bú tốt cho mẹ sinh mổ
Đây là tư thế cho con bú sau sinh mổ đơn giản, dễ thực hiện được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng. Thực hiện tư thế này sẽ giúp mẹ bỉm thoải mái hơn, không cần dùng nhiều sức lực. Đồng thời hạn chế các tác động tới vết mổ. Ngoài ra, đây còn là tư thế tạo sự da kề da, tạo cảm giác ấm áp, gần gũi giữa mẹ và bé. 
Với tư thế ôm nôi, mẹ bỉm hãy thực hiện các động tác sau:
Bế em bé lên bằng 2 tay và ngồi xuống ghế hoặc giường, chú ý nên tìm vị trí ngồi có điểm tựa vững chắc.
Đặt phần thân và đầu của bé nằm trên cùng 1 đường thẳng
Để bụng của mẹ và bé áp sát với nhau
Mặt của bé ở vị trí đối diện với núm vú
Mẹ bỉm cần chú ý đảm bảo 3 điểm tai – vai – hông của bé cùng nằm trên 1 đường thẳng. Khi đã ổn định ở tư thế này, mẹ bắt đầu cho trẻ bú. Trong trường hợp bé bú yếu, mẹ có thể dùng tay còn lại giữ phần dầu của bé hoặc cố định đầu ti để không bị trượt ra khỏi miệng bé. 
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Tư thế ôm bóng – Tư thế cho mẹ sinh mổ cho con bú đúng cách
Đây là tư thế cho con bú sau sinh mổ phù hợp với những mẹ có vết thưởng chưa lành; đầu ti của mẹ bị tụt vào sâu bên trong hoặc bị dẹt khiến bé khó khăn khi bú bằng những tư thế khác; mẹ có đầu ti hoặc bầu vú quá lớn; sữa mẹ chảy mạnh khi bé bú. Ngoài ra, tư thế ôm bóng cũng cho phép mẹ nhìn rõ và kiểm soát đầu của con tốt hơn. Từ đó hạn chế người bé đè lên khu vực vết mổ gây tổn thương.
Để thực hiện tư thế ôm bóng, mẹ bỉm hãy làm theo các động tác sau:
Cho bé nằm bên phải hoặc bên trái của cánh tay sao cho miệng bé ở vị trí ngang tầm với đầu ti mẹ.
Dùng tay thuận để đỡ phần đầu và gáy của bé. Tay còn lại giữ phần ngực và bắt đầu cho bé bú. 
>> Xem thêm: Thực đơn 7 ngày sau sinh hiệu quả!
Tư thế nằm nghiêng cho con bú tốt cho mẹ sau sinh mổ
Nếu mẹ đang tìm kiếm tư thế cho con bú sau sinh mổ phù hợp, đừng bỏ qua tư thế nằm nghiêng. Đây là tư thế đơn giản phù hợp với những mẹ sinh mổ, mẹ sinh thường phải khâu tầng sinh môn. Tư thế này sẽ giúp mẹ có thể nghỉ ngơi tốt mà vẫn đảm bảo bé bú đủ. Các thực hiện khá đơn giản:
Mẹ nằm nghiêng người trên giường, dùng gối kê cao đùi và đầu gối
Đặt bé nằm theo tư thế nghiêng, đầu bé quay vào ngực mẹ.
Điều chỉnh sao cho miệng của bé đối diện với núm vú
Kê gối hoặc dùng tay đỡ đầu của bé cao để tránh tình trạng bé bị sặc sữa.
Kéo người bé sát lại gần người mẹ để bú.
Dùng tay còn lại đỡ đầu hoặc ôm hông để bé dễ bú hơn.
Tư thế nằm nghiêng cho con bú được rất nhiều mẹ bỉm thực hiện. Bởi với tư thế này, bé sẽ ti được nhiều sữa hơn. Đồng thời mẹ cũng được thoải mái và thư giãn nhất. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm mẹ cần lưu ý. Bởi nó rất dễ khiến cả mẹ và bé đều ngủ quên. Nguy hiểm hơn, mẹ ngủ quên không rút đầu ti ra khỏi miệng bé sẽ dẫn tới nguy cơ bé bị ngạt thở. Do đó khi cho bé bú ở tư thế này, mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Mẹ chỉ ngủ khi đã rút đầu ti ra khỏi miệng bé.
Trên đây là gợi ý một số tư thế cho con bú sau sinh mổ mẹ bỉm nên ghi nhớ. Trong giai đoạn sau sinh, mẹ bỉm cần chú ý chăm sóc cơ thể và sức khoẻ thật tốt để hồi phục nhanh chóng, tránh các vấn đề hậu sản nguy hiểm. Một bí quyết được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để xua tan đi những mệt mỏi, đau nhức là sử dụng liệu trình chăm sóc sau sinh tại các spa chăm sóc sau sinh uy tín. Tại đây, mẹ sẽ được thư giãn, chăm sóc toàn diện về tinh thần và thể chất. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh chóng những tình trạng hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả. Đặc biệt nhất, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú.
Cuối cùng, chúc mẹ bỉm sớm hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhé!