Bà đẻ nên ăn rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé?
Các sản phụ sau sinh luôn được khuyến khích bổ sung thêm nhiều rau xanh và củ quả tươi để vừa đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa lại vừa giúp sữa mát hơn, dồi dào hơn. Bà đẻ nên ăn rau gì tốt?
Xem thêm: cách massage sau sinh giúp mẹ giảm đau nhức mệt mỏi
Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì lợi sữa, hồi phục sức khỏe nhanh
Bà đẻ ăn rau gì là băn khoăn chung của nhiều chị em sau khi sinh. Dưới đây là tổng hợp top các loại rau tốt cho các mẹ sau sinh. Những loại rau này không chỉ giúp mẹ có nhiều sữa cho con mà còn đảm bảo sức khỏe trong thời gian ở cữ.
Rau mồng tơi
Những mẹ bỉm bị ít sữa nên bổ sung ngay rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày. Rau mồng tới có nhiều vitamin A, B3, saponin, chất nhầy và sắt rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Mẹ có thể ăn rau mồng tơi nấu với gà ác, đậu đen ninh nhừ để kích thích tiết sữa mẹ, giúp da hồng hào và tóc đen mượt.
Rau ngót
Rau ngót là loại rau “truyền thống” có mặt trong mâm cơm cữ của các bà đẻ. Rau ngót giàu vitamin A, B, C, chứa nhiều canxi, sắt… Ăn rau ngót không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa mà còn hỗ trợ co thắt dạ con, đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý hậu sản.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Giá đỗ
Nếu chưa biết bà đẻ nên ăn rau gì tốt, mẹ hãy thêm giá đỗ vào khẩu phần ăn để tăng cường dinh dưỡng. Giá đỗ có thành phần chứa nhiều protein, vitamin C, cellulose.. rất tốt cho sự phát triển của tế bào mô, ngăn ngừa chảy máu và phòng ngừa táo bón sau sinh.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm chứa nhiều iot và sắt. Iot là nguyên liệu chính sản xuất ra thyroxine trong khi sắt là nguyên liệu chính tạo ra tế bào máu. Mẹ có thể nấu canh rong biển để tăng cường số lượng và chất lượng sữa mẹ cho em bé bú.
Rau thì là
Một trong những loại rau cũng rất tốt trong việc tăng lượng sữa mẹ là rau thì là. Thành phần của rau thì là chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole giúp kích thích sản xuất estrogen và prolactin cần thiết cho quá trình tạo sữa mẹ.
Rau đay
Rau đay là loại rau không được khuyến khích ăn nhiều sau sinh bởi tính hàn, nhớt và dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên nếu mẹ ăn rau đay với lượng vừa phải thì lại là thực phẩm rất tốt giúp tăng cường sữa mẹ. Mẹ chỉ nên ăn khoảng 200gr rau đay mỗi tuần để đổi bữa và bổ sung dinh dưỡng, tránh lạm dụng ăn nhiều.
Xem thêm: 15 món ăn mất sữa mẹ cần tránh
Mẹ sau sinh ăn rau cần lưu ý gì?
Mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều như sau đây để bổ sung rau vào thực đơn an toàn hiệu quả:
Tránh ăn các loại rau dễ gây đầy hơi, khó tiêu như bắp cải, súp lơ trắng..
Tránh ăn các loại rau sống bởi rau sống có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Tránh ăn các loại rau có tính cay nóng bởi có thể kích ứng đường tiêu hóa.
Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, nấu rau và các thực phẩm khác chín kỹ, tránh ăn tái sống.
Cần rửa thật sạch các loại rau củ dưới vòi nước chảy, ngâm rau với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật và các hóa chất độc hại trước khi chế biến.
Chọn mua rau ở nguồn bán thực phẩm an toàn, chất lượng để đảm bảo rau xanh tươi ngon, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Sau sinh là khoảng thời gian các mẹ bỉm cần chăm sóc bản thân kỹ lưỡng với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học với các loại rau củ, thịt cá tươi ngon bổ dưỡng, đồng thời duy trì sử dụng đều đặn viên sắt cho mẹ sau sinh trong giai đoạn sau sinh cho con bú. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bù đắp lượng vi chất thiếu hụt sau sinh nở, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ hồi phục hiệu quả cũng như tăng cường chất lượng sữa mẹ.
Các loại rau được đề cập trên đây đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng như lợi sữa. Các mẹ có thể chọn ăn một vài loại rau hoặc kết hợp các loại rau với nhau trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để có một cơ thể khỏe mạnh. Hi vọng những chia sẻ về “bà đẻ ăn được rau gì?” đã giúp mẹ bỉm giải đáp được thắc mắc.