Mẹ có biết sau sinh bao lâu mới được uống nước mía không?

Thực đơn ăn uống và chăm sóc sức khỏe của mẹ sau khi sinh là một chủ đề quan trọng mà nhiều phụ nữ quan tâm. Trong quá trình này, nhiều vấn đề được đặt ra và một trong những câu hỏi thường được đó là “Sau sinh bao lâu uống được nước mía?” Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng của nước mía

Mía là loại cây nhiệt đới, giàu dinh dưỡng, dồi dào carbohydrate, protein, vitamin cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nước mía là thức uống giải khát được ưa chuộng và thường được kết hợp với các loại chanh, tắc, cam, dứa để tăng hương vị và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Nước mía có chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, sắt, kẽm, magie, riboflavin và nhiều acid amin khác. Một ly nước mía khoảng 240ml bao gồm 180 calo, 30gr đường, giàu chất xơ. Mía cũng dồi dào các chất chống oxy hóa như flavonoid và các chất polyphenolic tăng cường sức khỏe, giảm thiểu tình trạng căng thẳng mệt mỏi.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không

Lợi ích của nước mía với mẹ sau sinh 

Sau khi sinh bạn hoàn toàn có thể uống nước mía bình thường, tuy nhiên nên uống trước 3 giờ chiều để tránh bị cảm lạnh. Nước mía có khá nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như:
Bổ sung năng lượng: Sau sinh cơ thể mẹ đã bị hao hụt nhiều năng lượng, tiêu hao nhiều calo trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ cần kiêng cữ sau sinh đúng cách và bổ sung dinh dưỡng để hồi phục nhanh hơn. Mức năng lượng cần thiết với mẹ cho con bú khoảng 2.300 – 2.500 calo/ngày. Uống nước mía sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng bị thiếu hụt bởi trong 100ml nước mía có tới 269.1 kcal.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Nếu mẹ sau sinh đang bị táo bón hay gặp các vấn đề đường ruột thì uống nước mía cũng là cách thúc đẩy tiêu hóa rất tốt, giảm tình trạng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Thành phần kali trong nước mía giúp cân bằng độ pH và hỗ trợ tiết dịch vị dạ dày, giảm tình trạng táo bón mẹ hay gặp phải sau sinh.
Giảm cân sau sinh : Đường trong nước mía là đường tự nhiên nên rất khó gây tăng cân, nước mía cũng không chứa chất béo, bởi vậy dùng nước mía sẽ giúp mẹ bổ sung hàm lượng lớn chất xơ, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tích tụ mỡ hiệu quả cũng như tạo cảm giác no, tránh tình trạng mẹ ăn quá nhiều đồ ăn vặt.
Giúp xương chắc khỏe: Trong thành phần nước mía có chứa kẽm và magie, có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Bởi vậy, dùng nước mía là cách giúp mẹ tối ưu hàm lượng canxi bổ sung sau sinh, phòng tránh các bệnh lý xương khớp hiệu quả.
Một số lợi ích khác: Uống nước mía còn có nhiều tác dụng khác như giải tỏa stress, làm chậm quá trình lão hóa da, bù nước và điện giải, thúc đẩy phục hồi tổn thương ở mẹ sau sinh.

Mẹ sau sinh mấy tháng uống được nước mía?

Thời điểm uống nước mía phù hợp là sau sinh khoảng 1-2 tuần, với hàm lượng ít và tăng dần. Khi dùng nước mía mẹ cũng cần lưu ý không uống liên tục và chỉ uống 2-3 cốc mỗi tuần để tránh làm tăng cao lượng đường trong máu, lựa chọn mua nước mía ở những cơ sở sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ và dùng trong ngày để đảm bảo sức khỏe.
Trong quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh, sản phụ nên nhớ bổ sung sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh đầy đủ để cơ thể làm lành các thương tổn nhanh chóng, phòng tránh tình trạng thiếu hụt vi chất cũng như ngăn ngừa trường hợp gặp các bệnh lý hậu sản sau này.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, mẹ đã biết sau sinh bao lâu uống được nước mía. Việc uống nước mía sau sinh không chỉ mang đến sự đa dạng trong chế độ ăn mà còn hưởng lợi nhiều cho sức khỏe của các bà mẹ. Hãy nhớ rằng duy trì một chế độ ăn uống cân đối và chăm sóc sức khỏe tổng thể luôn là quan trọng nhất.