Sự ô nhiễm từ tàn thuốc lá: Một vấn đề chưa được chú ý
WHO cũng ước tính, hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và cần tới 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Trung bình một lò sấy cần hơn 33.600 m3 củi để sấy khô 3.000 ha cây thuốc lá – con số khiến bất cứ ai cũng phải giật mình trước mức độ “phá rừng” của cây thuốc lá.
Tìm hiểu các sản phẩm bỏ thuốc lá từ Dancing Juices. https://dancingjuices.com/romio-dash-20000-pod-1-lan-dung-gia-re/
Hơn nữa, củi sấy thuốc lá phải đảm bảo các tiêu chí: Độ lớn, độ chắc, đốt đượm lửa và tiêu hao ít mới “trụ” nổi thời gian từ 6 – 7 ngày để cho ra sản phẩm thuốc lá có màu vàng đẹp mắt. Điều này có nghĩa, củi rừng luôn là lựa chọn số 1, dẫn đến tình trạng khai thác rừng một cách tận thu, bừa bãi… Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng, là thảm họa cho con người và môi trường sinh thái của các loài sinh vật.
Trung bình mỗi năm, con người sử dụng khoảng 22 tỷ tấn nước để sản xuất, chế biến thuốc lá; một người hút thuốc có thể thải ra môi trường tới 4.500 tỷ đầu lọc và tàn thuốc (tương đương 766.571 tấn). Lượng rác thải này thường phơi nhiễm trong môi trường, trên đường phố, lối đi bộ và khu vực công cộng, một phần theo nước mưa trôi ra cống và cuối cùng làm ô nhiễm sông hồ, bờ biển, đại dương.
Không những thế, các vật liệu trong bộ lọc thuốc lá lá mối nguy hiểm đối với nhiều loài động vật thủy sinh, bởi nhựa được sử dụng trong các bộ lọc phải mất ít nhất cả thập kỷ để phân hủy, trong khi đó, một số loài cá và rùa thường nhầm lẫn tàn thuốc là thức ăn của chúng, dẫn đến sự tích tụ, làm tắc nghẽn đường tiêu hóa của các loài động vật này, thậm chí là chết do không thể tiêu thụ được thức ăn.
Khám phá các dụng cụ hỗ trợ cai thuốc lá tại Dancing Juices. https://dancingjuices.com/upends-mirror-pro-pod-1-lan-dung-gia-re/
Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu khoa học của WHO cho thấy, việc người dân sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm từ 3.000 – 6.000 tấn formaldehyde (chất có khả năng gây ung thư); khoảng 12.000 – 47.000 tấn nicotine (chất làm tăng huyết áp, nhịp tim ở người, có thể gây ra khả năng xơ vữa) và 300 – 600 triệu kg chất thải độc hại từ các mẩu thuốc lá, đây được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. Một nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp thuốc lá cùng với cháy rừng thải ra môi trường 84 triệu tấn khí CO2 hàng năm (cao gấp 10 lần so với các loại nhiên liệu khác và tương đương với 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm), góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, gây hiệu ứng nhà kính cho Trái đất.
Mặt khác, khi hút thuốc, khói thuốc sản xuất ra nhiều hạt muội – Yếu tố gây ô nhiễm không khí mạnh hơn cả khói diesel. Được biết, kượng chất độc tạo ra khi hút 3 điếu thuốc cao gấp 10 lần so với lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra (nồng độ hạt muội đo được trong không khí sau khi động cơ chạy 1 giờ đầu tiên là 88 ug/m3, trong khi đó, nồng độ này trong những điếu thuốc lá ở cùng thời gian là 830 ug/m3). Một điểm đáng chú ý là khi hoạt động với công suất lớn nhất, lượng hạt muội mà động cơ diesel thải ra tại garage chỉ lớn gấp đôi so với nồng độ đo được ngoài trời, nhưng nồng độ hạt muội từ khói thuốc lại cao gấp 15 lần so với nồng độ bên ngoài.